Content creator trong kỷ nguyên số.
Ngành content creator xuất hiện từ khá sớm trong khoảng 10 năm trở lại đây nhưng lại trở thành một làn sóng mới vô cùng "hot" cho ngành công nghiệp sáng tạo.
Phần 1. Hành trình bắt đầu của một content creator.
Ngành content creator xuất hiện từ khá sớm trong khoảng 10 năm trở lại đây nhưng lại trở thành một làn sóng mới vô cùng hot cho ngành công nghiệp sáng tạo. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu cách thức để trở thành một content creator “chính hiệu”. Hãy cùng mình tìm hiểu để trở thành một content creator đặc biệt trong kỷ nguyên số hiện nay bạn cần biết những gì để có những bước chuẩn bị cơ bản cho mình trên con đường sáng tạo.
1. Tâm sự về ngành content creator:
Một số những cái lý do mà khiến cho mọi người nhất là giới trẻ cảm thấy hứng thú với công việc content creator mình nghĩ đó là cái ánh hào quang của công việc này là đi đâu cũng có người theo dõi, mình post bài đến đâu sẽ có người vào thả tym đến đấy. Mình nghĩ đó là lý do khiến giới trẻ cảm thấy thích thú. Nhưng mà phần lớn thời gian của content creator sẽ phải tập trung vào sáng tạo nội dung. Khoảng thời gian ấy sẽ thường là khoảng thời gian mà chúng mình không tạo ra thu nhập và nó làm bóp nghẹt cái đam mê của mình.
Đây là cái vấn đề mình thấy cực kì nhiều. Rất nhiều bạn làm sáng tạo nội dung, đặt biệt là các bạn làm Tiktoker. Mình biết có những bạn nghìn view, triệu view, rất nhiều người theo dõi nhưng không tạo ra được thu nhập. Đó là cái thực tế đằng sau những ánh hào quang. Chúng ta không phải là người xây kênh nên chúng ta không thể biết được điều ấy. Chỉ có những người làm sáng tạo nội dung họ bước ra họ chia sẻ mình mới thấy rất rõ tại sao họ lại nhiều lượt tym hay nhiều followers như vậy nhưng vẫn chưa kiếm được thu nhập.
Nếu chúng ta bắt đầu chỉ vì chúng ta muốn làm thôi thì cái xuất phát điểm ấy mình thấy cũng khá ổn. Nhưng ngay từ cái thời điểm mọi người bắt đầu một cách nghiêm túc hơn muốn sống cái con đường này. Muốn trở thành một content creator với thu nhập bền vững thì mình cần chuẩn bị một cái mindset về business.
Mình thấy đa phần mọi người chỉ chạy theo cái content thôi. Chạy theo cái hào quang làm sao để viral, và viral tiếp với vòng lặp như vậy. Tuy nhiên cái vòng đời của một content creator sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố, content chỉ là một trong những yếu tố đấy thôi. Bên cạnh content thì còn có chuyên môn của mình tức là mình cũng cần có giá trị về mặt tri thức và kỹ năng và rất nhiều những thứ khác.
2. Khi bắt đầu dấn thân vào con đường content creator bạn cần chuẩn bị những gì?
Trước tiên các bạn cần phải xem content creator là một công việc. Thực ra nếu các bạn chỉ xem nó chỉ là mỗi mục tiêu thôi, thì khi các bạn gặp một vấn đề cá nhân nào đó các bạn sẽ không có được sự cam kết. Từ đó bỏ dở công việc mà mình đang theo đuổi vì vậy chúng ta cần xem content creator như một công việc. Mà đã là công việc sẽ có hai khía cạnh quan trọng sau:
Câu chuyện về chuyên môn của người làm sáng tạo: Bạn cần phải có kỹ năng có tư duy và chuyên môn mới có thể làm được công việc này.
kinh doanh: Nếu các bạn làm một công việc nào đấy mà nó không ra tiền thì đó không phải là công việc. Bạn có thể làm một công việc nào đó mà các bạn rất là thích nhưng nó không được ai trả tiền cho việc đó thì các bạn không thể nào sống được. Khi mình làm bất cứ việc gì thì mình cũng tin vào trực giác của chính mình nhưng mình cũng căn cứ vào dữ liệu hay những phân tích trước đó và sau đó mình mới quyết định.
Khi mới bắt đầu dấn thân vào con đường sáng tạo có thể các bạn sẽ có rất nhiều sự quan tâm như: Suy nghĩ về câu chuyện nên làm nội dung gì?, content gì?, làm thế nào để có nhiều view, làm thế nào để có nhiều like, of traffic, làm sao để tốt?....Nhưng theo mình điều quan trọng và cốt lõi nhất khi mới bắt đầu đó là tư duy xem content creator là một công việc thực sự cần có sự kỷ luật, có chuyên môn trong công việc của mình và khả năng tạo ra thu nhập từ công việc này.
3. Content trái ngành
Khi chúng ta chuyển đổi từ môi trường này sang môi trường khác thì nó vẫn luôn có những cái thách thức, quan trọng là mọi người thực sự muốn như thế nào với cái cuộc sống của mình. Cái điểm xuất phát của một content creator không nên là tôi làm cái gì?, tôi làm nghề gì? mà mình khuyên các bạn nên nghĩ về chuyện chúng ta muốn có một cuộc sống như thế nào? bởi vì việc các bạn muốn sống như thế nào nó sẽ quyết định cái công việc mà các bạn chọn.
Trước khi bạn bắt đầu một công việc gì bạn nên tự trả lời 2 câu hỏi sau:
Thứ nhất là bạn muốn sống 1 cuộc sống như thế nào?
Thứ hai là ở thời điểm hiện tại những nguồn lực mà mình đang có là gì?
Khi chúng ta không có nhiều sự chuẩn bị, không có quá nhiều kinh nghiệm, hay kiến thức thì nó là một sự rủi ro rất là lớn. Mình nghĩ nếu mọi người có quyết định chuyển sang công việc này thì nó cũng cần phải phụ thuộc vào những chuyên môn, kinh nghiệm trong quá khứ của bạn có phù hợp với công việc làm sáng tạo hay không? Bạn có thể tự chuẩn bị cho mình những trải nghiệm, kinh nghiệm, kiến thức, và sự thấu hiểu môi trường để có những bước chuyển giao phù hợp.
Phần 2. Tư duy và kỹ năng cần có của một content creator.
1. Tư duy đưa ra sản phẩm: Đa phần khi làm một nhà sáng tạo đa phần chúng ta ngại hoặc sợ khi bán một thứ gì đó, chúng ta làm nội dung một khoảng thời gian rất dài mà không có nghĩ được đâu là cách kiếm tiền của mình. Vậy nên, trong hành trình làm content creator chúng ta cần phải luôn luôn tương tác và trao đổi với khán giả của mình, hoặc đơn giản là mình nói chuyện trực tiếp với họ để xem họ đang gặp vấn đề gì? Sau đó mình có thể bắt đầu đưa ra những cái sản phẩm, nhỏ cũng được.
“Khi content creator chia nhỏ sản phẩm của mình khách hàng sẽ dễ mua hơn”. Còn khi content creator bắt đầu hiểu kỹ hơn về khó khăn, nỗi khổ của tệp khách hàng của mình rồi thì lúc ấy chúng ta có thể đưa ra những sản phẩm với giá cao hơn. Việc liên tục đưa ra những sản phẩm sẽ cho bạn biết cái khách hàng bạn muốn mua là gì và thứ họ không thích mua là gì? Sau đó người làm sáng tạo có thể dần dần cải thiện kỹ năng bán hàng của chính mình.
2. Tư duy thiết kế sản phẩm: Tất cả nền tảng số hiện nay điều tập trung vào một mục tiêu đó là thu hút và lôi kéo sự chú ý của mọi người. Cho nên nếu content creator không nắm bắt được sự chú ý của người xem, thì content creator không thể cho họ thấy những sản phẩm của mình được. Vì vậy tư duy mà mình thấy quan trọng nhất đó là thu hút sự chú ý của người xem.
Cách để bạn có thể rèn luyện kỹ năng này đó là: Khi ra đường chúng ta thấy cái gì đẹp, cái gì thu hút sự chú ý của mình, cái gì khiến mình dừng lại, lấy chiếc máy ảnh ra và chụp cái hình đó lại. Hay khi lướt trên MXH chúng ta thấy một thứ gì đó khiến cho mình dừng lại hãy bấm nút lưu lại. Và khi mình lưu hết toàn bộ lại mọi người sẽ để ý thấy là chúng có một cái pattern, một cái vòng lặp của những thứ và chúng ta sẽ thấy được “tâm lý của con người là như vậy”.
Khi content creator hiểu được cái tâm lý của con người thì họ mới có thể bắt đầu khiến người xem dừng lại và coi cái sản phẩm của mình được. Ở ngoài kia tất cả mọi người làm content ai ai cũng đang cố gắng để lấy được sự chú ý (attention) của người xem. Các bạn có một sản phẩm rất tốt, bỏ rất nhiều công sức nhưng bề ngoài lại kém thu hút thì sẽ không được người khác quan tâm.
3. Growth mindset: Đối với mình làm content creator nó là một công việc khá là khó, ít nhất là trong khoảng thời gian hiện tại bởi vì nếu mọi người làm sẽ thấy là nó đòi hỏi chúng ta cần có rất nhiều kỹ năng như: Viết, kỹ năng thiết kế, quay dựng video, quản lý social media… nó là một bộ kỹ năng cực kì đa dạng và cực kì nhiều và không phải ai mới bắt đầu cũng có sẵn những kỹ năng như vậy.
Xa hơn nữa là những chuyên môn, cái ngách của content creator, mọi người đã đi theo những điều này đủ sâu hay chưa? Và khi làm solo creator tự kinh doanh thì mọi người cần học thêm về xây dựng sản phẩm, xây dựng marketing ....Chính vì vậy cái mindset đầu tiên và quan trọng nhất đối với mình và đối với cả content creator đó là Growth mindset luôn sẵn sàng tự học.
Chúng ta cần tự mình trở thành một content creator. Xem mình đã có những gì chưa có những gì và phải học ở đâu để bù đắp những thứ mình chưa có.
4. Sự kiên trì: Không phải ai khi vừa mới bắt đầu làm đều có thể ngay lập tức có được tiền hay có được thu nhập. Nhiều khi content creator phải đi qua một giai đoạn ít nhất phải vài tháng phần lớn là từ sáu tháng đến một năm mới bắt đầu kiếm được những đồng tiền đầu tiên từ nội dung của mình. Mình nghĩ nếu mọi người không có sự kiên trì để chúng ta đi qua được giai đoạn đấy thì chúng ta rất khó để có thể sống được và có thể mọi người sẽ bỏ cuộc ở đâu đó trong khoảng một tháng đầu tiên.
Vì vậy kiên trì cực kỳ quan trọng, bởi vì là sẽ có những lúc mà bạn thất vọng, hoặc có kết quả không như ý mình, nếu như mình có sự kiên trì đủ lớn thì mình có thể tự vực dậy bản thân qua những giai đoạn như vậy. Khi đã đi qua được nó khoảng vài lần rồi thì chúng ta sẽ có đủ sự tự tin, lần sau nếu như mình gặp sự bế tắc hay khó khăn nào đấy tương tự thì mình có đủ khả năng vượt qua và đi tiếp.
5. Tư duy chiến lược: Mình nghĩ tư duy này sẽ mang content creator hướng đến một cái tầm nhìn trong cuộc sống của mình, và làm sao để tận dụng những nguồn lực mà mình đang có?, làm thế nào mình có thể đến gần hơn với mục tiêu của mình. Nó liên quan đến việc đặt mục tiêu, việc mình tự nhận thức bản thân rõ ràng với những việc mình biết cách để lên kế hoạch, liên quan đến việc mình nhìn ra được cái tiềm năng, những cơ hội hay rủi ro từ phía bên ngoài. Đó sẽ là những chất liệu để người làm content creator có thể tự vẽ ra một cái lộ trình, một cái chiến lược cho mình.
Không có tư duy chiến lược thì cái kết quả của mình có thể sẽ lang man, tuy sẽ có những lượt thích, theo dõi hay thả tym nhưng kết quả mang lại cho chính mình thì không đáng kể.
6. Tư duy chính kiến cá nhân: Content creator cần có chính kiến riêng của bản thân. Biết mình muốn gì?, đang làm cái gì?, dám bảo vệ cái quan điểm của bản thân, dám cho mình cái cơ hội để mình thử nghiệm cái điều đó và tin vào những điều mà mình làm. Sáng tạo nội dung là loại sản phẩm mà chúng ta mang đi để bán vì vậy chúng ta phải tin vào cái sản phẩm đấy. Nếu bản thân chúng ta còn không tin thứ mình đang bán thì không thể bán được cho người khác vì vậy chính kiến rất quan trọng. Các bạn cần tin tưởng và cam kết với nội dung mình làm ra.
Content creator ở khía cạnh business: Content creator tiếp cận khách hàng bằng audience first. Bởi vì chúng ta không có sản phẩm đầu tiên vì vậy chúng ta cần tiếp cận các nhóm khách hàng của mình trước. Content creator cần tiếp cận được một nhóm audience và chúng ta ưu tiên cho họ đầu tiên.
Muốn tiếp cận được các bạn nên có chính kiến về những gì các bạn làm, chính kiến về cái ngách mà các bạn chọn, chính kiến về nội dung mà các bạn đưa ra cho người ta và chính kiến về định dạng nội dung về việc bạn làm ngắn hay dài,... vì vậy content creator không nên bị fomo theo người khác.
Phần 3. Biến đam mê thành thu nhập.
1. Làm gì khi có quá nhiều thế mạnh?
Mình thấy những bạn có nhiều thế mạnh là tốt và sẽ có hai trường hợp để mọi người có thể chọn sau cho phù hợp với hoàn cảnh của mình:
TH1: Khi mọi người đang gặp vấn đề tài chính và đang có nhiều thế mạnh thì mình có thể nhìn vào xem thị trường đang nằm ở đâu? thì có thể bắt đầu với cái đó
TH2: Nếu như mọi người đang không áp lực về tiền bạc, mọi người đang khá thoải mái thì nên chọn thế mạnh của niềm vui, vì cái lúc mà mọi người được làm thứ mà mình thích thì mình sẽ muốn làm càng nhiều khi đó tự động các bạn sẽ giỏi lên. Khi mình có khả năng nhiều hơn và khi mà mình được chia sẻ cái khả năng đó, thì một ngày những người nào khác sẽ cảm nhận được cái giá trị của bạn và thuê mình làm những thứ đó. Tuy là nó lâu hơn nhưng những thứ nhận lại sẽ “giá trị” hơn.
2. Làm thế nào để biến đam mê thành thu nhập?.
Để kiếm được tiền từ sáng tạo nội dung thì các bạn cần có thời gian. Đó là một cái fact mà một người làm content creator cần phải biết. Số tiền mà bạn nhận được sẽ bằng với giá trị mà bạn đem lại cho khách hàng. Nếu giá trị của bạn ít thì tất nhiên bạn sẽ nhận lại ít tiền, sẽ không ai trả tiền cho bạn chỉ để bạn làm một thứ rất là dễ.
Đa phần mọi người sẽ có một cái câu đó là tôi muốn kiếm một công việc nhẹ nhàng và lương cao...Nhưng nhẹ nhàng thì làm sao lương cao được đúng không mọi người, mình nghĩ cái gì cũng có giá trị riêng của nó, sẽ có sự đánh đổi nhất định.
Nếu bạn muốn bắt đầu tạo ra thu nhập từ content creator thì bạn phải học cách tạo ra được giá trị cho người khác và số tiền mình kiếm được sẽ luôn luôn bằng với giá trị mà mình đem lại cho người ta. Khi nào mà bạn có thể giải quyết được một vấn đề nào đó khá lớn số tiền bạn nhận được cũng sẽ khá nhiều.
Có 2 cách mình biết để bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền từ ngành sáng tạo nội dung đó là:
+ Bán rất nhiều thứ cho rất nhiều người nhưng với giá rẻ:
Vd: Bạn chỉ bán một sản phẩm với giá 1 triệu thôi nhưng bán cho 250 người thì bạn sẽ có 250 triệu doanh thu. Đó là cái cách mà bạn có thể chọn nhưng để có được một cái Traffic đó, để có được nhiều người subscribe ở trên youtube hay trên các trang mạng XH khác của mình thì bạn có thể mất ít nhất 2 năm để làm việc ấy. Nếu các bạn muốn đi theo con đường này bạn nên mở rộng phạm vi tiếp cận và phạm vi ảnh hưởng của mình để bán sản phẩm.
+ Bán với ít người nhưng trả giá cao lên. (cái này content creator cần phải đi đủ sâu một cái thứ nào đó thì khi đó bạn mới có được nhiều tiền).
Vd: Cách khác là bạn sẽ không tập trung nhiều vào traffic mà mình sẽ tập trung vào câu chuyện educate. Một sản phẩm bán cho ít người nhưng với giá trị cao bằng cách tạo ra một nội dung mà nó rất là sâu trong một cái ngách cụ thể và khá là hẹp. Cái vấn đề ở đây là mọi người có xác định đúng đối tượng phù hợp để mình giải quyết vấn đề cho người ta hay không.
3. Sai lầm khi xác định tệp khách hàng.
Mình nghĩ đa phần những người làm content creator sẽ gặp vấn đề chung là khi bắt tay vào làm sáng tạo nội dung, mọi người nhắm đến quá nhiều đối tượng và mỗi người sẽ có mỗi vấn đề và mỗi thứ khác nhau thì mình khó có thể giải quyết triệt để một thứ nào đó cho người khác được.
Bạn cần phải xác định được một nhóm đối tượng khách hàng nhất định sau đó tìm hiểu xem họ đang gặp vấn đề gì và suy nghĩ làm sao có thể giải quyết được triệt để các vấn đề đó và gây ấn tượng với họ. Khi một người nào khác nhắc đến vấn đề này họ sẽ nghĩ ngay đến bạn.
Đó là tư duy khi mình mới bắt đầu, quy về một con người nhất định, một nỗi đau nhất định và một giải pháp nhất định. Nếu đi lang man thì có thể mọi người sẽ tốn rất nhiều thời gian và trở thành một người cái gì cũng biết nhưng không chuyên sâu bất kỳ thứ gì hết.
Phần 4. Tổng quan nền kinh tế sáng tạo trong tương lai.
1. Tổng quan.
Nếu như mọi người có đọc cái báo cáo ngành những cái Market report của ngành sáng tác nội dung thì mọi người cũng sẽ thấy một số những cái topic mà nó sẽ nổi bật lên. Về việc content creator đã có những bước nhảy vọt, thoát khỏi những stereotype tức là những định kiến trước đây của content creator đó là sẽ chỉ sống bằng tiền tài trợ của các nhãn hàng, thì ngày nay content creator có thể xây dựng nội dung và hệ thống business cho riêng mình. Chúng ta không cần phụ thuộc vào bên thứ 3 nào nữa, nếu bạn tìm được cái ngách phù hợp cho mình và trở thành chuyên gia trong cái ngách đó thì content creator hoàn toàn có thể nuôi sống chính mình.
2. Xu hướng thị trường content creator.
Thời gian gần đây hay ít nhất thì theo xu hướng thị trường hiện nay nó đang định hình 2 hướng đi chính dành cho ngành content creator:
+ Hướng đi mang tính truyền thống hệ : Từ một content creator tự động trở thành một Influencer (họ là những người rất nổi tiếng trên truyền thông và có một lượng khán giả rất là lớn) và họ có thể hợp tác với các nhãn hàng. Họ gần như là cầu nối giữa các nhãn hàng và thị trường, họ sẽ quảng cáo và chủ yếu kiếm sống qua quảng cáo, qua những hợp đồng tài trợ booking, sponsorship hoặc ads marketing… đó là nghề chính của họ hoặc là họ kiếm tiền dưa trên sản phẩm & Dịch vụ của người khác họ vẫn sẽ chỉ là cầu nối ở giữa thôi.
+ Trở thành Solo creator: Content creator có thể kết hợp được cái cách làm việc và cách tư duy của 2 nhóm người (Doanh nghiệp & Influencer). Và khi mọi người xây dựng được cái sức ảnh hưởng của mình thì khi mọi người có một cái chất xám, hay tri thức, sản phẩm hay dịch vụ gì để có thể kinh doanh thì content creator có thể kiếm ra được thu nhập mà không cần phải có hàng trăm hàng ngàn người theo dõi. Không cần phải nổi tiếng, không cần phải có ánh hào quang mọi người vẫn có thể sống tốt được. Theo mình thấy đây đang là một xu hướng bởi vì một phần là sự phát triển của công nghệ truyền thông bây giờ cũng mở ra rất nhiều cơ hội rồi.
Có rất nhiều công cụ để content creator có thể trực tiếp kinh doanh mà không bị lệ thuộc vào các nền tảng hay bị lệ thuộc vào bất kỳ cái đơn vị thứ 3 nào nhưng vẫn có thể tự tạo ra sản phẩm dịch vụ của mình bằng việc tổ chức kinh doanh. Đây là một cái xu hướng mà mình nghĩ là nó đang trên đà phát triển.
3. Thách thức và cơ hội trong thời đại công nghệ.
Trí tuệ nhân tạo IA: Chat GPT là một công cụ quá quen thuộc với những người sáng tạo nội dung, trong tương lai chat GPT sẽ trở thành một công cụ vô cùng cơ bản.
Content creator cần có sự nhạy bén về thị trường cần update những công cụ mới nếu không chúng ta rất dễ bị bỏ lại vì IA là một công cụ giúp gia tăng hiệu suất công việc sáng tạo nội của mình một cách cực kì đáng kể và giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian cho những content creator.
Chúng ta cần chuẩn bị mình một tư duy về công cụ mới này. Thay vì lo sợ GPT sẽ thay thế mình thì người làm sáng tạo nên biến IA trở thành một động cơ thúc đẩy mình đi nhanh hơn.
Bên cạnh việc tận dụng công nghệ trong sáng tạo chúng ta cần có cho mình một personal branding. Vì khi chat GPT tạo ra cho chúng ta một nội dung cực kỳ nhanh và dễ dàng thì trên MXH sẽ dần xuất hiện những nội dung đại trà hơn và dẫn đến bị bão hòa thông tin hay kiến thức vì vậy content creator cần sáng tạo nội dung gắn liền với hình ảnh, câu chuyện và nét cá tính đặc trưng hoặc giá trị sống của riêng mình.
3 đến 5 năm tới theo mình vẫn sẽ luôn là những chuỗi tích hợp giữa những cơ hội và khó khăn nhưng quan trọng nhất vẫn là chúng ta nắm bắt được những cơ hội và tìm cách giải quyết những khó khăn đó hay không, và nó cũng sẽ không có một xu hướng nhất định. Nếu nhìn IA theo góc độ cơ hội nó là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho content creator chúng ta cần biết nắm bắt và sử dụng nó giải quyết các vấn đề của mình. Điều thiếu sót nhất của IA đến thời điểm hiện tại là thiếu đi sự biểu đạt cảm xúc IA không thể kết nối mọi người lại với nhau. IA thiếu đi tính trải nghiệm thực tế, tính cá nhân hóa mỗi người vì vậy chính những trải nghiệm, những câu chuyện cá nhân hóa mang tính cảm xúc giúp kết nối con người chúng ta với nhau và tạo nên lợi thế cạnh tranh riêng biệt của mỗi content creator.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này, mình mong rằng bài viết này sẽ cho bạn thêm những góc nhìn mới về hành trình trở thành một content creator trong kỷ nguyên số. Nếu bạn thấy hay hãy follow mình để đón chờ những bài viết mới của mình nha. Dưới đây là một số bài viết mình gợi ý cho bạn, click vào link bên dưới để đọc và theo dõi nhiều thông tin hữu ích hơn từ chúng mình nhé.
Lý thuyết sẽ chỉ đưa bạn đi xa đến mức đó thôi
Tự chịu trách nhiệm - thói quen làm thay đổi cuộc đời mình
Tự học kỹ năng vua dành cho công dân thời đại số
Tác giả: Caynondongio | Content creator tại Insightful Creations