Tự học - Kỹ năng vua dành cho công dân thời đại số
Tự học cách tự học để bứt phá trong năm 2025.
Bạn mong muốn thay đổi trong năm 2025? Vậy liệu bạn đã nắm trong tay chiếc chìa khoá “tự học” - công cụ tối ưu nhất giúp bạn bứt phá bản thân mà rất nhiều người giỏi đang sử dụng mỗi ngày?
Làm quen cùng tự học
Mình làm quen với tự học từ khá sớm. Và điều này đã giúp mình tiết-kiệm-tương-đối-tiền cho bố mẹ nhờ việc ít đi học thêm khi học phổ thông và có thêm đa dạng kỹ năng nhờ thói quen “tự học” như kỹ năng viết bài, kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng tranh biện,... Cảm ơn bố vì đã trao cho con chiếc chìa khóa này.
“Tự học”, “tự nhận thức”, “tự yêu bản thân” hay bất cứ một sự “tự” nào đó đều có sự xuất phát từ một yếu tố vô cùng quan trọng đó chính là “sự chủ động”. Và đối với “tự học” đó là sự chủ động tìm kiếm, nắm bắt, tiếp thu kiến thức.
“Sẽ không có ai hiểu mình hơn chính bản thân mình.” Chính nhờ mindset này nên mình tự học từ khá sớm: hiểu nhu cầu của bản thân, tự trải nghiệm các phương pháp học tập khác nhau để tìm ra phương pháp phù hợp nhất, không ngại sai,... Mình tin rằng đây chính là điểm cộng lớn nhất của tự học: học thứ mình muốn theo cách mình thích dựa trên nhu cầu của bản thân thay vì học tập phụ thuộc vào người dạy và đi theo lộ trình đã được lên sẵn.
Mỗi người sẽ có những nhu cầu, phương pháp khác nhau vì vậy tự học thường là học một mình tuy nhiên bạn cũng có thể tự học dưới sự định hướng từ bố mẹ, thầy cô hay mentor,...
Những yếu tố giúp bạn tự học thành công.
Tổng kết dựa trên hành trình tự học của bản thân, theo mình có yếu tố để giúp một cá nhân có thể tự học thành công:
Khả năng tự nhận thức (Self-Awareness)
Như đã đề cập ở phần trên việc tự học thường là học một mình nếu có sự xuất hiện của một ai khác thường sẽ mang tính chất định hướng. Bởi vậy:
Tự học là một hành trình cô đơn.
Nếu ngay từ đầu bạn chưa có sự nhận thức về bản thân, về mục tiêu mà bạn hướng tới bạn sẽ rất dễ nản và nhanh chóng bỏ cuộc. Do đó trước khi bắt tay vào hành trình tự học hãy xác định rõ mục tiêu học tập. Điều này sẽ giúp cho bạn có động lực học tập và tập trung vào những nội dung cần thiết.
Sự tò mò:
Trong một cuộc sống với tốc độ phát triển như vũ bão và quá nhiều các yếu tố có thể khiến chúng mình xao nhãng, chúng mình thường có xu hướng ưa chuộng những thông tin ngắn vì vậy sự tò mò sẽ chính là yếu tố không thể thiếu cho sự tự học.
Nếu thiếu đi sự tò mò, trước kiến thức chúng ta sẽ vô cùng dễ nản và bỏ cuộc nhanh chóng và bạn không hề cô đơn đâu vì mình cũng đã từng như vậy. Tự học là một hành trình tự khám phá tri thức của mỗi cá nhân chính vì vậy hãy chuẩn bị tâm lý rằng sẽ không có ai đôn đốc hay đốc thúc bạn quay lại với việc học trừ chính bản thân bạn và sự tò mò. Hãy bắt đầu từ những câu hỏi “Tại vì sao?” (giống như MCK) và bạn sẽ nhanh chóng bị cuốn vào cuộc chơi cùng sự tò mò thôi.
Khả năng tự tổng hợp, phân tích, chọn lọc kiến thức.
Giữa một biển trời tài liệu không kể xiết trên internet, chỉ cần nhập một vài từ khóa và bấm phím enter ngay lập tức bạn sẽ thu về được cả triệu kết quả trong vài tích tắc. Một lời khuyên từ thầy giáo dạy Đại học của mình đó là khi tự học về lĩnh vực kỹ thuật hay bất kỳ một lĩnh vực nào khác hãy tìm đọc, tìm mua sách giấy với lý do khi xuất bản tức là sách đã qua các khâu kiểm duyệt vô cùng kỹ càng hoặc nếu tìm tài liệu trên mạng hãy tìm tài liệu của các tên tuổi lớn trong ngành hoặc các trang báo khoa học uy tín.
Những bước mình đã áp dụng để tự học:
Đối với mình, “học” không chỉ là gói gọn trong sách vở, trường lớp hay những con điểm mà “học” là sự tiếp nhận thêm kiến thức dù là ở bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống.
Dưới đây là 3 bước mình đã áp dụng để tự học tất cả những điều mình muốn mong rằng sẽ có thể đồng hành cùng bạn trên chặng đường mang tên tự học:
Bước 1: Có một bảng To-do list của riêng mình.
Mình không phải là một người tương đối chăm chỉ nhưng mình có một tính cách đó là khi mình đã muốn gì mình sẽ phải đạt điều đó cho bằng được vì vậy đối với mình khi tự học việc có một bảng To-do list là điều quan trọng nhất.
Việc có một bảng To-do list các đầu việc cần làm, cần học sẽ khiến mình không còn bị bơi trong “biển trời tri thức” của sự học.
Để có thể tạo lập to-do list thật hiệu quả bạn có thể tìm đọc bài viết này:
Cách lập To-do list hiệu quả để hoàn thành mọi mục tiêu
Bước 2: Input ra sao - Filter thế nào?
Sau khi đã có cho mình một to-do list rõ ràng giúp bạn xác định, định hình được những việc cần học, cần làm mình sẽ tiến hành lên danh sách các tài liệu, đầu sách cần thiết.
Khi lựa chọn tài liệu hay đầu sách cần cho việc tự học, mình thường xuất phát từ tài liệu học ở trường hoặc xin định hướng từ những người đi trước như thầy cô hay các anh chị hướng dẫn mình ví dụ như khi đi học mình sẽ hỏi trực tiếp thầy cô về các tài liệu hay đầu sách mình có thể tìm đọc để nâng cao kiến thức ở môn học này hay như khi làm các hoạt động ngoại khoá mình sẽ học qua việc quan sát và tự đúc rút từ các anh chị xung quanh.
Sau khi có “nguồn” học tập, mình sẽ rà soát các tài liệu, chọn ra tài liệu phù hợp nhất với bản thân rồi ghi chép lại theo cách hiểu của mình để ghi nhớ lâu hơn và có thể mang ra ngay khi cần tới.
Nếu bạn cảm thấy việc học thật xa xôi và khó hình dùng thì ví dụ đơn giản hơn đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, càng ngày chúng mình càng trở nên thân thiết với các thiết bị điện tử và mạng xã hội. Những gì chúng mình tiếp xúc trong khi lướt web chính là “input” và chắc chắn không phải tất cả “input” đều bổ ích và lành mạnh nếu bạn không xây dựng cho mình một chiếc “filter” thì sẽ rất dễ rơi vào vòng xoáy của fake news, bị đánh cắp thông tin, ảnh hưởng sức khỏe tâm thần,... thay vì những kiến thức bổ ích.
Kiến thức đâu chỉ có trong sách vở, kiến thức luôn tồn tại xung quanh chúng mình đó.
Bước 3: Áp dụng kiến thức đã học
Theo bạn đâu là cách hiệu quả nhất để ghi nhớ một kiến thức mới?
Đối với mình đó chính là áp dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Ví dụ như khi học một công thức hay một dạng bài tập mới chúng mình có thể áp dụng để giải bài tập, làm đề,...
Nhưng cũng giống như thầy giáo Triết học của mình đã từng nói: “Tri thức cần trải qua kiểm chứng.” Chỉ khi bắt tay vào làm, chúng mình mới có thể khám phá ra những điều trong sách không hề đề cập tới ví dụ như một tình huống vô tình phát sinh.
Mình bắt đầu làm nội dung từ khi còn học THPT thông qua các chương trình hoạt động ngoại khoá, mình cũng từng tìm tòi học về design, SEO thông qua Internet nhưng giữa 1 biển trời kiến thức, mình gần như đã bị nhấn chìm mà kỹ năng vẫn không có mấy tiến bộ do thiếu môi trường để thực hành. Hiện tại mình là một Mentee của Insightful Creations Substack, ở đây mình được định hướng và hướng dẫn về SEO, design cũng như có một môi trường để luyện tập. Khi được “thực chiến” mình mới thật sự hiểu về design, SEO,... chứ không còn là những kiến thức xa vời trên Internet do đó thật sự thực hành chính là cách nhanh nhất để chúng mình nắm được kiến thức.
Kiến thức sẽ chỉ thật sự là của chúng mình khi chúng mình biết cách vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Và đối với mình đó chính là cái đích của việc tự học hay bất kỳ một sự học nào khác.
Lời kết
Trước khi có những bài viết tại Insightful Creations Substack, mình đã từng thất bại rất nhiều lần khi xây kênh, khi viết content, mình cứ làm mà chẳng biết mình liệu có đang làm đúng hay không để rồi giờ nhìn lại mình cảm thấy vô cùng trân trọng cơ hội được tham gia một dự án có mentor. Mình được học hỏi, được góp ý để biết đúng ở đâu, sai chỗ nào, mình môi trường để thi đua và hơn hết mình được upgrade kỹ năng với tốc độ x5 lần khi mình còn học một mình. Mình đã làm được và mình tin chắc rằng bạn còn có thể làm tốt hơn mình rất nhiều. Vì vậy hãy cùng nhau cố gắng nhé.
Nếu bạn quan tâm tới chủ đề phát triển bản thân và sáng tạo nội dung hãy theo dõi Insightful Creations ngay nha.
Tác giả: Thanh Bình | Content Creator tại Insightful Creations
➤ Tham gia cộng đồng riêng tư miễn phí “Creator System” trên Facebook để:
Thực hành và kết nối với những người có mục tiêu chung: “Xây dựng thương hiệu cá nhân, thông qua hệ thống hóa hành trình phát triển bản thân.”
Nhận tài liệu, template hữu ích, và free training.
Cơ hội mentoring 1:1 cùng Mera Cao thông qua các hoạt động nổi bật.
Nhận 6 newsletter chuyên sâu về sáng tạo nội dung và xây dựng thương hiệu cá nhân hàng tháng.