Recap Webinar #1: Document by Writing
Khi càng viết thì mọi người sẽ càng sắc bén hơn, mình sẽ càng nhận ra mình nên tập trung cái gì? Quan sát cách mà người khác đón nhận nội dung của mình như thế nào?
PHẦN 1: 3 cấp độ Document
Có 3 cấp độ document:
Cấp 1: Tài liệu hóa cho bản thân (nhật ký cuộc sống).
Cấp 2: Tài liệu hóa chia sẻ lại cho bạn bè, người thân.
Cấp 3: Tài liệu hóa chia sẻ lên mạng xã hội - cho nhiều người hơn.
Khi mới bắt đầu mọi người cứ thử thật nhiều, cứ viết những thứ mà mình thích, những thứ mà mình đã trải qua, tập quan sát đúc kết. Càng viết, càng chia sẻ nhiều lĩnh vực khác nhau làm mình mở rộng nhân sinh quan, về kỹ năng, về cách mình đúc kết, và càng thu hút người hợp với mình hơn.
Khi càng viết thì mọi người sẽ càng sắc bén hơn, mình sẽ càng nhận ra mình nên tập trung cái gì? Quan sát cách mà người khác đón nhận nội dung của mình như thế nào? Điểm nào là tốt nhất để mình tiếp tục phát huy? Xem xét lại những thứ mọi người chưa đón nhận hạn chế lại điều ấy?
Nhưng mọi người cũng cần chú ý và kiểm soát vì, đa phần khi mọi người mới bắt đầu, chưa được sự hướng dẫn hay chưa có quá nhiều trải nghiệm, mọi người có thể dễ bị lan man.
DOCUMENT = (Why + FOR WHAT) + How + Who + When + Where
Quy tắc “Do it for yourself”: Nếu mọi người chưa biết cái WHY lớn nhất - mục đích dài hạn là tại sao phải làm như vậy, thì mọi người nên bắt đầu bằng với tư duy và thái độ “làm vì mình”. Chắc chắn, những điều bạn tài liệu hóa hiện tại sẽ phục vụ một mục đích nào đó trong tương lai.
Phần 2: Tài liệu hóa bằng công cụ
Mọi người có thể tài liệu hóa bằng các dạng công cụ sau:
- Sổ: Tài liệu hóa nhanh bằng việc take note những ý chính, những bản nháp. Tuy nhiên không nên lưu trữ cho mục tiêu dài hạn vì dễ bị mất, hư hỏng.
- Điện thoại, máy tính bảng, laptop: Tài liệu hoá bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh voice record, quay video, … phù hợp cho việc lưu trữ thông tin nhiều, mục đích dài hạn để thuận tiện truy cập và thao tác nhiều tính năng.
- Máy ảnh: Phù hợp với những bạn làm creator, cần hình ảnh, video chất lượng. Còn nếu chưa có điều kiện, bạn có thể sử dụng điện thoại là đủ.
Gợi ý: Bạn có thể sử dụng công cụ notion để lưu trữ và tài liệu hóa những sản phẩm của mình. Theo dạng workspace, tập hợp những ý tưởng, bài viết, kiến thức có cùng chủ đề để có thể dễ dàng sử dụng.
PHẦN 3: TẠI SAO NEWBIE NÊN BẮT ĐẦU TỪ SUBSTACK?
Thành tự của substack trong năm 2023:
- Có khoảng 49,4tr khách truy cập vào trang web.
- Có khoảng 20tr người dùng hoạt động hằng tháng.
- Có Khoảng 17N người đang kiếm tiền bằng việc viết trên substack.
- Có 10 tác giả kiếm tổng cộng 25tr USD mỗi năm.
Substack là nền tảng tích hợp các tính năng đa dạng, tập trung nhiều công cụ như viết, podcast, trên cùng nền tảng tối ưu hóa trải nghiệm người đọc. Email marketing miễn phí, rút ngắn các hoạt động gây tốn kém chi phí. Dự đoán của những chuyên gia trong tương lai, nền tảng substack sẽ là một trang web mà các creator muốn bắt đầu kiếm tiền hoặc xây dựng thương hiệu cá nhân trên MXH.
PHẦN 4: Q&A
1. Làm thế nào để có thể tận dụng AI hỗ trợ tìm ngách phù hợp?
Bạn có thể tận dụng công cụ AI hỗ trợ trong việc tìm ngách, bạn thực hiện theo các bước sau:
1. Đặt bối cảnh cụ cụ thể:
+ Tôi là ai? Tôi có thế mạnh trong lĩnh vực nào?
+ Tôi muốn lập 1 trang Substack: [Input yêu cầu]
+ Dành cho đối tượng: [Input TA]
+ Mục đích: [Input insight TA]
2. Hãy cho AI một chức danh yêu cầu: Hãy đóng vai trò là chuyên gia nghiên cứu thị trường ngách, gợi ý cho tôi 5-10 chủ đề phù hợp với TA, giải quyết [Mục đích], yêu cầu [Input yêu cầu] trong lĩnh vực [input lĩnh vực].
Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý một điều đó là việc trả lời những câu hỏi mà chúng mình hướng dẫn bạn không chỉ dừng ở việc suy nghĩ và trả lời trong khoảng thời gian ngắn, mà là quá trình các bạn học hỏi, đúc rút qua rất nhiều những trải nghiệm. Hoặc có sự hỗ trợ, hướng dẫn từ mentor, để đảm bảo những câu trả lời trên phải xuất phát từ mong muốn lớn nhất của bạn.
Nếu chưa trả lời được câu hỏi bạn là ai? Bạn muốn gì? Thế mạnh của bạn là gì? Có thể lý do xuất phát từ việc bạn chưa đủ dữ liệu về bản thân. Khi không có đủ dữ liệu về bản thân, bạn khó có thể phân tích thế mạnh của mình, những gì bạn có thể cống hiến cho xã hội, hay điều có thể mang lại cho bạn giá trị mà mình mong muốn.
2. Khi không có quá nhiều trải nghiệm làm thế nào để tìm được ngách phù hợp?
1. Bạn có thể tận dụng những công cụ giúp bạn có dữ liệu về bản thân để kiểm chứng những thế mạnh của mình như DISC, thần số học, MBTI, ….Tuy nhiên đây vẫn là những công cụ hỗ trợ. Bạn cần trải nghiệm để xác thực và làm cơ sở để bạn có thể hiểu hơn về bản thân mình.
2. Tham gia cộng đồng, những dự án mà bạn có cơ hội được trải nghiệm, được sống trong một hệ giá trị phù hợp với mong muốn của mình. Bằng các trải nghiệm, bạn có thể thực chứng những thông tin mà bạn tìm hiểu dựa trên những công cụ. Cái nào đúng bạn có thể phát huy. Ngược lại bạn có thể thay đổi sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất.
3. Tìm cho mình một người mentor để cung cấp thêm cho bạn những góc nhìn mới. Khi mới bắt đầu bạn có thể chỉ nhìn thấy một góc của vấn đề. Nhưng nếu tổng hợp ý kiến của nhiều người khác, những người đã có nhiều trải nghiệm họ sẽ hướng dẫn và đưa ra cho bạn những góc nhìn mới, tình hình trong giai đoạn hiện tại, hay xu hướng thị trường trong tương lai. Khi nhận được những giá trị đó bạn sẽ tiết kiệm thêm nhiều thời gian sai và sửa sai.
“Bạn sẽ chỉ thấy chính mình khi mình đã làm một việc gì đó mà thôi”
Đây là câu nói của Thầy Phan Văn Trường mình được nghe qua chia sẻ của chị Mera Cao, câu nói này đã đọng lại cho mình rất nhiều những suy nghĩ. Chỉ khi thực sự hành động thì mình mới biết giới hạn của mình ở đâu, mình có thể làm gì để hoàn thiện chính mình. Mình thấy rằng việc viết cũng là một cách để hành động, Khi viết bạn có thể dò tìm ranh giới của chính mình. Càng đào sâu vào suy nghĩ, càng có những suy tư về bản thân bạn sẽ hiểu rõ chính mình hơn.
Bên cạnh đó chúng mình cũng muốn mang đến cho bạn một giải pháp giúp bạn document your life. Chúng mình đã mất hơn 6 tháng để thử nghiệm, và liên tục sửa sai để có thể cho ra khóa học "8 tuần hệ thống hóa để nâng cấp công việc bằng Substack” giúp bạn có thể bắt đầu:
Viết trên substack một cách dễ dàng hơn và theo lộ trình mà chúng mình đã nghiên cứu.
Xây dựng kênh substack chuyên nghiệp ngay từ ban đầu giúp bạn tối ưu chi phí và thời gian đầu tư.
Rèn luyện thói quen lưu trữ, tài liệu hóa những dữ liệu quan trọng giúp bạn hiểu hơn về bản thân mình.
Xây dựng trang substack của riêng bạn, xây dựng và phát triển thương hiệu cá nhân trên công thức mà chúng mình đút rút ra được.
Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ một cách tinh tế.
Chia sẻ những câu chuyện, trải nghiệm tích cực của bạn đến với khán giả, cộng đồng.
Chỉ còn 1 lớp cho năm 2024 vào tháng 10. Số lượng mỗi lớp dưới 15 học viên để take care tốt nhất.
3. Chị nghĩ khi tìm ngách thì nên nghiêng về người đọc hay về những điều bản thân có ạ?
Theo mình nên kết hợp cả hai. Nếu nghiêng về người đọc thì khi bạn viết sẽ không có cảm giác thoải mái và không thể đi đường dài được. Bạn cần xác định thế mạnh của bạn là gì, khán giả của bạn thích nội dung gì? Từ đó kết hợp cả hai cái lại với nhau.
4. Tại sao chị lại chọn substack thay vì web khi lựa chọn con đường làm freelancer?
Thứ nhất, mình cảm thấy đây là môi trường có nhiều những đồng nghiệp - những người giống mình đều là freelancer hoặc solopreneur, những người làm nội dung liên quan đến chuyên môn giống như mình, và hiện tại thì substack cho mình một cảm giác là nơi mà mình muốn thuộc về nhất so với các nền tảng khác.
Thứ hai, 80% những tính năng của website thì substack đã có hết, mỗi năm thì substack cũng cung cấp thêm những tính năng mới tối ưu cho mình trong việc sáng tạo nội dung. Hiện nhu cầu của mình từng đó và mình thấy đủ.
Thứ ba, dễ sử dụng, thao tác, kết nối độc giả tốt hơn so với website với những tính năng như threads, note, chat.
5. Sau khi hóa học kết thúc thì việc hỗ trợ học viên có tiếp tục diễn ra hay không và kéo dài trong bao lâu?
Trong khóa học bạn sẽ được 2 mentor, IC chúng mình hỗ trợ liên tục trong vòng hai tháng. Ngay từ khi bắt đầu bạn đã có một buổi định hướng về ngách cũng như ý tưởng sản phẩm, dịch vụ hay mục đích mà mọi người mong muốn. Sau đó, 2 tháng một lần chúng mình sẽ có buổi meeting dành cho tất cả các bạn học viên có nội dung phù hợp rõ ràng, kết nối với nhau để chia sẻ, làm diễn giả hoặc speaker, collab event, workshop.
6. Khi viết bài trên substack thì chị có xác định số lượng bài mỗi ngày/ tuần/ tháng không?
Bản thân mình là một người làm sáng tạo và mình luôn có kế hoạch, hệ thống rất là rõ ràng. Bài viết, video,… hay bất kỳ điều gì upload lên đều có mục đích rõ ràng, để branding, educate, hay kết nối,… Nếu bạn tham gia khóa học "8 tuần hệ thống hóa để nâng cấp công việc bằng Substack" thì bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách lên ý tưởng, quy trình quản lý bài viết, plan, công thức cụ thể mà bạn có thể tự áp dụng cho kênh của mình.
7. Team có tư vấn về phong cách viết cũng như là giọng văn trong khoá học này hay không?
Outcome mà chúng mình đặt ra là mỗi học viên cần được rõ ràng về kết quả đầu ra, làm blog để phục vụ cho mục đích gì của bạn. Vậy nên việc tư vấn cho mọi người về phong cách viết là cái đó là cái mà chắc chắn team mình sẽ làm. Thậm chí về visual, template về bài viết, thiết kế cũng được cung cấp nhằm giúp các bạn tiết kiệm thời gian và sử dụng đúng ngay từ đầu.
Một chiếc recap rất rõ ràng của một bạn tham gia Webinar: