Lật mặt “Nỗ Lực Ảo”: Bật chế độ nỗ lực hiệu quả
Khám phá sâu hơn về khái niệm “nỗ lực ảo” và cách nhận biết bạn có đang rơi vào trạng thái này hay không. Tìm hiểu cách giải quyết và biến mục tiêu của bạn thành hiện thực.
Trong thời đại ngày nay, khi áp lực học tập và công việc ngày càng tăng cao, nhiều người trong chúng ta đang phải vật lộn với vấn đề nỗ lực ảo. Theo một nghiên cứu của Đại học Stanford, có tới 80% người lao động đang gặp phải tình trạng này. Điều này đồng nghĩa với việc, 80% trong số chúng ta đang lãng phí thời gian, sức lực và đánh mất cơ hội thành công vì những sai lầm trong cách nỗ lực. Chúng ta dành hàng tá thời gian cho việc học tập, làm việc, nhưng hiệu quả lại không như mong muốn. Cảm giác bế tắc, chán nản và thất vọng ngày càng gia tăng, khiến chúng ta dần đánh mất niềm tin vào bản thân và hoài nghi về khả năng thành công. Dù bạn là học sinh, sinh viên hay người đi làm, nỗ lực ảo đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc và học tập của bạn. Bài viết này sẽ giúp bạn vạch trần bộ mặt lừa đảo của nỗ lực ảo, đồng thời chia sẻ bí quyết để thoát khỏi bẫy nỗ lực ảo và đạt được thành công thực sự.
Nỗ lực ảo là gì?
Nói nôm na thì “Nỗ lực ảo” là cảm giác chúng ta đang làm việc chăm chỉ, dồn hết tâm huyết nhưng kết quả không đạt được như mong đợi. Nguyên nhân dẫn đến nỗ lực ảo này là xuất phát từ những mục đích sai lầm hoặc thiếu đi phương pháp khoa học, dẫn đến việc lãng phí thời gian, sức lực và đánh mất động lực.
Một số dấu hiệu thường gặp:
Luôn bận rộn nhưng không hoàn thành được việc: học tập suốt đêm trước kỳ thi nhưng không đạt kết quả tốt. Việc học tập vội vã, thiếu khoa học không giúp bạn ghi nhớ kiến thức hiệu quả và dẫn đến kết quả thi không tốt.
Làm việc không tập trung, dễ bị xao nhãng: Dành nhiều thời gian lướt mạng xã hội nhưng không thu được lợi ích gì. Việc sử dụng mạng xã hội quá mức có thể khiến bạn mất tập trung, lãng phí thời gian và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Tập trung vào những việc không quan trọng: Bạn dành nhiều thời gian cho những việc không mang lại giá trị thực sự, thay vì tập trung vào những việc quan trọng. Tiếp nhận quá nhiều việc cùng lúc. Việc ôm đồm quá nhiều việc có thể khiến bạn không thể tập trung hoàn thành tốt bất kỳ việc nào.
Luôn cố gắng làm hài lòng mọi người: Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã và đang làm việc này. Việc cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người cũng là một trong những dấu hiệu của căn bệnh nỗ lực ảo. Bởi vì điều này là không thể và có thể khiến bạn đánh mất bản thân, lãng phí thời gian và sức lực.
Tiết lộ 5 nguyên nhân gây ra tình trạng nỗ lực ảo khiến bạn chìm trong bế tắc
Sau khi nhận ra bản thân mình dần trở nên mệt mỏi do thúc ép bản thân làm việc và học tập một cách máy móc, mình quyết định tạm gác lại mọi thứ và bắt đầu tìm kiếm, suy nghĩ về những lý do khiến mình trở nên như vậy. Sau đây là 5 lý do chính mà bản thân mình nhận ra được:
Mục tiêu "ảo ma": Giống như việc cố gắng leo lên đỉnh Everest mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hay trở thành tỷ phú trong vòng một năm. Việc đặt mục tiêu quá sức sẽ khiến bạn dễ dàng nản lòng và bỏ cuộc ngay từ khi bắt đầu.
Kế hoạch "ảo tưởng": Bạn lập kế hoạch chi tiết nhưng thiếu tính thực tế, không phù hợp với khả năng bản thân. Ví dụ, bạn lên kế hoạch học tập 12 tiếng mỗi ngày nhưng lại không có đủ sức khỏe và thời gian để thực hiện. Việc sử dụng phương pháp học tập, làm việc không phù hợp cũng khiến bạn luôn trong tình trạng "bận rộn" hay nói cách khác là nỗ lực ảo nhưng lại không hoàn thành được việc gì.
Trì hoãn "ảo diệu": Luôn tìm lý do để trì hoãn việc thực hiện, khiến thời gian trôi qua vô ích. Giống như việc ngủ nướng quá nhiều, trì hoãn khiến bạn bỏ lỡ thời gian quý báu và đánh mất cơ hội thành công.
Thiếu kiên nhẫn:Bạn mong muốn thành công nhanh chóng, dễ nản lòng khi không đạt kết quả như mong muốn. Khi bạn thiếu kiên nhẫn và kỷ luật, bạn sẽ dễ dàng trì hoãn công việc và không thể tập trung hoàn thành tốt công việc.
So sánh bản thân với người khác: Bản thân chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua cảm giác bị so sánh với những người được gọi là “con nhà người ta” và tất nhiên mình cũng không ngoại lệ. Việc so sánh bản thân với những người thành công hơn khiến bạn cảm thấy tự ti và chán nản. Hãy nhớ rằng mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu, con đường thành công riêng và không ai giống ai cả.
Đặt dấu chấm hết cho vòng lặp “ nỗ lực ảo”
Nếu như đã xác định được nguyên nhân rồi, vậy làm cách nào để thoát ra được vòng xoáy nỗ lực ảo này và đạt được thành công. Một trong những bí quyết mà mình thường áp dụng khi bản thân rơi vào cảm giác mơ hồ này đó chính là:
1. Đặt mục tiêu “Be SMART”
Specific (Cụ thể): Mục tiêu cần cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu. Tránh những điều mơ hồ, chung chung.
Thay vì đặt ra những mong muốn như học giỏi hơn, giảm cân.
Mục tiêu SMART: học 10 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày, giảm 2kg trong 1 tháng.
Measurable (Đo lường được): Mục tiêu phải có thể đo lường được để bạn có thể theo dõi tiến trình và đánh giá hiệu quả. Sử dụng các số liệu cụ thể để đo lường ý định của bạn.
Thay vì: học hết chương 1, giảm cân
Mục tiêu SMART :học thuộc 100 từ vựng trong chương 1, giảm 2kg trong 1 tháng và giảm 1cm vòng eo.
Attainable (Có thể đạt được): Mục tiêu cần đặt ra ở mức độ phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân. Tránh đặt ra những mong muốn quá cao hoặc quá thấp.
Thay vì: học thuộc toàn bộ từ vựng trong sách, giảm 10kg trong 1 tháng.
Mục tiêu SMART: học thuộc 100 từ vựng mỗi ngày, giảm 2kg trong 1 tháng.
Relevant (Liên quan): Mục tiêu cần liên quan đến giá trị, mong muốn của bạn. Tránh đặt ra những điều không có ý nghĩa hoặc không phù hợp với bản thân.
Thay vì: chơi guitar, tập thể dục
Mục tiêu SMART :Học chơi guitar để tham gia ban nhạc, tập thể dục để có sức khỏe tốt.
Time-bound (Có thời hạn): Mỗi mục tiêu cần có thời hạn cụ thể để hoàn thành. Việc đặt ra thời hạn giúp bạn tạo ra sự khẩn cấp và tập trung vào việc hoàn thành mong muốn.
Thay vì: hoàn thành khóa học online, đọc sách.
Mục tiêu SMART: Hoàn thành khóa học online trong 2 tháng, đọc xong cuốn sách này trong vòng 1 tuần.
Để đơn giản hóa thì mình thường đặt ra mô hình câu hỏi “ 5W-1H” để mục tiêu trở nên rõ ràng và “SMART” hơn:
Điều gì (What) - Nghĩ về những gì chúng ta đang cố gắng thực hiện
Ai (Who) - Xem xét những người cần tham gia để đạt được mục tiêu
Khi nào (When) - Đặt thời gian hoàn thành
Ở đâu (Where) - Xác định vị trí hoặc sự kiện có liên quan
Tại sao (Why) - Lý do của mục tiêu là gì?
Cách nào ( How)- Làm cách nào để hoàn thành
2. Tập trung
Tìm một không gian yên tĩnh để học tập và làm việc. Tắt thông báo điện thoại và mạng xã hội để tránh bị phân tâm.
3. Theo dõi tiến độ
Sử dụng sổ tay, ứng dụng hoặc bảng biểu để ghi chép lại quá trình học tập và làm việc của bạn. Việc này giúp bạn theo dõi được sự tiến bộ của bản thân và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
4. Kiên trì
Nỗ lực ảo thường xuất hiện khi bạn bỏ cuộc quá sớm. Hãy kiên trì thực hiện mục đích của bạn, dù gặp khó khăn hay chán nản.
5. Tìm kiếm sự hỗ trợ
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thoát khỏi vòng lặp "nỗ lực ảo", hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình hoặc mentor, hoặc những người bạn cảm thấy thoải mái khi chia sẻ.
Bí kíp "đặc biệt"
Biến việc Nỗ Lực thành Hạnh Phúc: Thay vì coi việc đạt được mong muốn là một gánh nặng, hãy tìm cách tận hưởng quá trình thực hiện nó. Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng học một ngôn ngữ mới, hãy chọn những tài liệu học tập mà bạn thấy thú vị hoặc tham gia một câu lạc bộ ngôn ngữ để bạn có thể luyện tập với những người khác.
Tự thưởng cho bản thân: Khi hoàn thành một bước nhỏ, hãy tự thưởng cho bản thân để duy trì động lực. Phần thưởng không cần phải quá đắt tiền: một món quà nhỏ, một hoạt động giải trí hoặc đơn giản là dành thời gian cho bản thân cũng có thể là những phần thưởng tuyệt vời.
"Nhìn đời bằng nửa con mắt": Vui vẻ, lạc quan và hài hước trong hành trình chinh phục đích đến. Đừng quá nghiêm khắc với bản thân, mọi người đều mắc sai lầm. Nếu bạn phạm sai lầm, hãy học hỏi từ nó và tiếp tục tiến về phía trước. Quan trọng là chúng ta có được” kiến thức - kinh nghiệm - trải nghiệm”.
Lời kết
Và cuối cùng, hãy nhớ rằng: nỗ lực ảo chỉ là "ảo", thành công chỉ đến với những ai nỗ lực thật. Hãy đối mặt và thay đổi nó, biến nỗ lực thành thói quen, biến mơ ước mơ thành thực tế. Chỉ cần bạn kiên trì và áp dụng những bí kíp trên, bạn hoàn toàn có thể đạt được mục đích của mình và trở thành phiên bản "mình hơn" của chính mình.
Chúc bạn sớm vượt qua cú lừa của Nỗ Lực Ảo này nhé.
Tác giả: Xuân Mai - Content creator tại Insightful Creations.
Cảm ơn chia sẻ của Mai, bí kíp để lật mặt xịn xò quá <3