Mình là Nhung, là một người đã từng vấp ngã ở độ tuổi đôi mươi vì khởi nghiệp.
Nhưng mình chưa bao giờ xem nó là một thất bại vì đằng sau mỗi sai lầm mình mắc phải luôn sẽ có một bài học nào đó, và mình luôn học từ những sai lầm của những lĩnh vực khác và áp dụng vào lĩnh vực mình đang theo đuổi ở hiện tại - một Solopreneur.
Vì trước đó mình vẫn rất là đam mê việc học hỏi từ các Case study thực tế hơn là việc đọc những lý thuyết suông, nên việc học hỏi của mình đã kích thích mình suy nghĩ nhiều hơn thế nữa.
Trong một lần tình cờ mình xem được một video từ anh Tùng BT (hiện tại là Host của Shark Tank) chia sẻ về một Case study thực tế từ Katinat.
Chắc hẳn bạn cũng biết về Katinat mà nhỉ, vì đây là một Chuỗi hệ thống cửa hàng Cà phê và Trà khá lớn ở Hồ Chí Minh - nơi mình đang sống, học tập và làm việc.
Mình đã từng rất ngưỡng mộ việc Katinat có thể trụ vững và phát triển trong thời điểm dịch năm 2021, và hiện tại Katinat đã mở cả chi nhánh tới quê nhà của mình - Nha Trang.
Trong video anh Tùng BT có chia sẻ rất nhiều điều về cái thực tế mà Katinat dám “chịu chơi” để có được cho mình một thị trường khá lớn như hiện tại vì thực tế rằng:
“Khách hàng là như vậy, họ có thể sẽ không thay đổi nhu cầu và sở thích trong việc trải nghiệm cà phê nên người thay đổi phải là mình.”
Và đây là những điều mình cảm thấy bản thân khi nghe, tuy mình không phải là một người sẽ khởi nghiệp về mảng F&B nhưng mình tin rằng khi bản thân chia sẻ những điều này, đây sẽ là những bài học thật sự có thể áp dụng vào trong bất kỳ lĩnh vực nào.
1. Tập trung vào nguồn gốc sản phẩm/ Tập trung vào chính mình
Đối với Katinat, họ đã rất hay trong việc tập trung vào gốc sản phẩm đó là người nông dân, nông sản Việt và quá trình từ nguồn nguyên liệu đó tạo nên sản phẩm là cà phê.
Và qua đây cái mà bản thân mình học được đó chính là mình nên tập trung vào cái cốt lõi của Ví dụ về chính mình, muốn trở thành một người kinh doanh từ chính lĩnh vực Designer thì cái cốt lõi của mình, ngoài việc mình cố gắng nỗ lực thật giỏi về chuyên môn Thiết kế sáng tạo và tăng khả năng thẩm mỹ của bản thân thì cái mình vẫn luôn học hỏi để khác biệt đó chính là marketing.
Tại vì marketing thương hiệu của chính mình nó cũng có thể là điểm mạnh của mình, là lợi thế bất công của mình giữa những người cùng làm designer khác.
Song song theo đó sẽ còn rất nhiều kỹ năng như khác như đàm phán mà mình vẫn luôn tập trung vào chính mình để học hỏi và làm tốt hơn.
2. Chấp nhận sự thật là người ta tới đây không chỉ uống cà phê/ Giúp khách hàng có được sự trải nghiệm đa dạng
Có một sự thật mình nhìn vào là thấy liền đó là thương hiệu ở Katinat không chỉ đơn thuần là bán cà phê, họ còn có trà, trà sữa …
Thật sự là đối với nhiều quán, doanh thu chính của họ có thể là cà phê nhưng những thời gian trở lại đây, khi người trẻ có những khẩu vị khác, doanh thu của một quán cà phê giờ đây không chỉ đơn thuần là cà phê nữa, mà có thể là trà, trà sữa.
Và nhất là trà đậm vị, hầu như không hề giảm số lượng.
Thật chất cái mình nhìn ra được ở đây là một người để họ có thể trở thành một người kinh doanh thì đôi khi không chỉ giới hạn ở một sản phẩm, lấy ví dụ ở minh nhìn thấy từ các Designer nước ngoài. Họ ngoài việc xây dựng cho mình một thương hiệu, định vị mình là một Designer/ Creator thì họ tạo nên những sản phẩm số cho chính mình và bắt đầu kinh doanh từ những sản phẩm ấy. Và khi mà kinh doanh sản phẩm số được tạo nên từ chính kỹ năng kinh nghiệm của mình, thì mình có thể đa dạng hóa nó.
Để khi mà một người khách hàng vào xem website/ social cá nhân của mình, họ còn có thể đa dạng trải nghiệm và có thể tăng được niềm tin của khách hàng đối với mình.
3. Sử dụng nông phẩm người Việt/ Bắt đầu từ những thứ vốn có sẵn
Ở Katinat, họ đã sử dụng những nguyên liệu Đà Lạt để bắt đầu tạo nên những thành phẩm là những ly trà trái cây, điều mình cực kỳ ấn tượng đó là Katinat đã đánh vào niềm tin yêu sản phẩm Việt từ khách hàng, cụ thể là người Việt Nam.
Mình thấy rằng người Việt Nam mình có phương châm “hàng Việt Nam chất lượng cao” và chính Katinat đã lấy điều này để kích thích nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Đối với cá nhân mình học được, Katinat đã lấy từ những điều sẵn có ở Việt Nam, còn khi mình bắt đầu học hỏi, mình đã từng rất mông lung khi có quá nhiều thứ cần học. Nhưng rồi, mình đã bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất, chẳng hạn như những kỹ năng mà mình đã tích cóp với sự tò mò của bản thân hồi bé: kỹ năng vẽ, kỹ năng viết, kỹ năng lắng nghe … để rồi mình tạo nên những sản phẩm viết như bây giờ nhờ sự trau dồi hàng ngày.
4. Chấp nhận thay đổi theo nhu cầu khách hàng/ Cho khách hàng cái họ cần, đừng cho cái mình có
Cái cách mà các quán cà phê chịu chi có thể thu hút khách hàng đó chính là Decor, mà ở Katinat, mình thấy mỗi nơi mỗi Decor.
Sự chịu chi ấy đã dẫn sự trải nghiệm khách hàng từ quán này sang quán khác nhưng vẫn tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và dịch vụ như vậy. Thật là một điều đáng được khen từ Katinat.
Ngoài ra, Katinat còn tạo ra một điểm nhấn mà không nhiều người biết đến, để rồi khi họ nhắc tới từ này là biết ngay đó là Katinat, đó chính là phong vị. Katinat đã sáng tạo trong hương vị, decor và trải nghiệm người dùng, và đó chính là phong vị mà họ đã đem đến cho khách hàng.
Đối với mình, đó cũng là cái mình cực kỳ tâm đắc, và đó cũng là chặng hành trình mà mình càng phải học hỏi nhiều hơn để tăng chất lượng khách hàng (tức là thay đổi tệp khách hàng), giúp cho những sản phẩm mình làm ra ngoài việc tới những tệp khách hàng tầm trung có thể tạo ảnh hưởng và thu hút đến những tệp khách hàng tầm cao - những người khách hàng có mắt thẩm mỹ cao hơn và không dễ dàng hài lòng với những sản phẩm thông thường. Đó chính là nhu cầu khách hàng, cái mà mình chỉ có thể thay đổi chứ không thể thay đổi khẩu vị của họ.
5. Retention - Giữ chân khách hàng/ Xây dựng lực lượng khán giả tiềm năng
Thực ra cái mà mình nhìn được ở đây và ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là cách họ có cho mình được những người khách hàng tiềm năng, cùng cố và tận tâm để khiến họ thành những người khách hàng trung thành. Và từ những người khách hàng chân thành đó, họ sẽ truyền miệng, thu hút những người khách hàng mới, dần dần sẽ trở thành một nguồn doanh thu mang tính ổn định và có thể tái sử dụng để chăm sóc lượng khách hàng trung thành. Và nguồn vốn để có thể chăm sóc những người khách hàng trung thành ấy đôi khi vẫn thấp hơn nguồn tiền mà Katinat có thể bỏ ra để thu hút, marketing khách hàng mới, đó chính là điểm cộng mà mình cần học hỏi.
Mình đã từng nghe rằng đối với một người làm công việc tự do, có thể sẽ rất bấp bênh về nguồn thu nhập, nhưng từ chính những điều mình học từ case study này, đây chính là cách để khởi động một người tự xây doanh nghiệp cho mình. Và đây cũng sẽ là điều mà mình học hỏi và áp dụng sau này.
6. Performance marketing - Hiệu quả marketing/ Tạo ra một cái phễu marketing để liên tục thu hút khách hàng
Theo bản thân mình thấy được thì đây cũng chính là cốt lõi của xây dựng thương hiệu cá nhân: Từ một thương hiệu Katinat cho đến một chuỗi hệ thống Katinat như hiện tại, thì đó chính là hiệu quả của Marketing.
Song song với việc thay đổi và thích ứng với những điều ở trên thì điều mà giúp một thương hiệu đứng vững đó chính là sự thích nghi để tạo ra hiệu quả Marketing.
Thích nghi ở đây mình nói chính là “phong vị” của họ thay đổi từ nơi này sang nơi khác, từ thẩm mỹ và phong cách nhưng vẫn duy trì được chất lượng thương hiệu ban đầu.
Nó giống như việc bắt trend nhưng bằng cách chất lượng và tầm nhìn xa hơn.
Mình sẽ lấy ví dụ về cách họ bắt trend giới trẻ như thế nào nhưng vẫn giữ thương hiệu của họ. Họ đã decor mỗi quán một phong cách, có quán thì kiểu Nhật, kiểu Hàn … và đó chính là mấu chốt thu hút giới trẻ, những người ưa thích việc chụp hình và sống ảo.
Đó là những điều mình học được, luôn luôn có cho mình một thương hiệu, một định vị để khi mình tạo nên những điều thu hút tệp khách hàng/ khán giả mới thì có một cái sẽ không thay đổi đó là thương hiệu cá nhân của chính mình.
Đó là một vài điều mình rút gọn từ phần chia sẻ của anh Tùng BT và những kinh nghiệm mình đúc kết gói gọn thành thực tế mình áp dụng, mong là nó sẽ hữu ích tới bạn, những người đang đi tìm trải nghiệm Marketing thương hiệu.
Nhưng chắc chắn rằng, có những thứ sẽ cần thực tế hơn cả vì:
Lý thuyết sẽ chỉ đưa bạn đi xa đến mức đó thôi
From Fuji Thong Dong.